EVFTA VÀ NHỮNG LIÊN QUAN ĐẾN LOGISTICS MÀ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM CẦN CHÚ Ý!
EVFTA đã được ký kết và có hiệu lực vào ngày 01/08/2020.
Trong hai hiệp định EVFTA và EVIPA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, các cam kết mở cửa thị trường logistics tập trung ở Hiệp định EVFTA, với mức mở cửa rộng hơn đáng kể ở một số phân ngành logistics của Việt Nam cho EU so với mức mở cửa trong WTO.
Logistics là lĩnh vực có nhiều cam kết liên quan đáng chú ý trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) theo hướng mở cửa thị trường, bảo đảm cạnh tranh và minh bạch trong hợp tác kinh doanh.
Trong EVFTA và EVIPA (về đầu tư) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, các cam kết mở cửa thị trường DV logistics tập trung ở Hiệp định EVFTA, với mức mở cửa rộng hơn đáng kể ở một số phân ngành DV logistics của Việt Nam cho EU so với mức mở cửa trong WTO.
EVFTA không có định nghĩa về dịch vụ logistics, cũng không sử dụng thuật ngữ này trong các cam kết liên quan. Hiệp định này chỉ có các cam kết về các dịch vụ cụ thể như vận tải, hỗ trợ vận tải…Do vậy, VLA xin tổng hợp một số thông tin về các nội dung cam kết EVFTA-EVIPA có liên quan đến dịch vụ logistics để các DN hội viên có cái nhìn tổng thể để trên cơ sở đó có hoạch định riêng cho Kinh doanh của DN.
Các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường logistics trong EVFTA được nêu tập trung tại Chương 8, các Phụ lục 8-B và 8-C. (Xem chi tiết Tại đây)
Nổi bật: Trong EVFTA, EU đã cam kết mở cửa về dịch vụ logistics cho Việt Nam với hai nhóm nội dung: Nhóm các cam kết chung về nghĩa vụ chung, về phạm vi cam kết, phạm vi các dịch vụ vận tải mà Việt Nam có cam kết trong EVFTA gần tương tự như WTO, chỉ mở thêm 02 dịch vụ trong lĩnh vực hàng không, 02 dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, và không có dịch vụ vận tải đường thủy nội địa. EVFTA có thêm 01 cam kết liên quan tới gom hàng, vận chuyển container rỗng giữa các cảng biển nội địa (Quy Nhơn/Bà Rịa-Vũng Tàu). Cụ thể:
- Liên minh Châu Âu, tùy thuộc vào sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của mình, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Việt Nam để tái phân phối công-te-nơ rỗng của hãng tàu đó sở hữu hoặc đi thuê, với điều kiện những công-te-nơ đó không được vận chuyển có tính phí dưới dạng hàng hóa và sẽ được sử dụng để xử lý hàng hóa của hãng tàu đó giữa các cảng của một quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu;
- Việt Nam, tùy thuộc vào sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền của mình38b, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Liên minh Châu Âu hoặc quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu để tái phân phối công-te-nơ rỗng do hãng tàu đó sở hữu hoặc đi thuê, với điều kiện những công-te-nơ đó không được vận chuyển có tính phí dưới dạng hàng hóa và sẽ được sử dụng để xử lý hàng hóa của hãng tàu đó, giữa cảng Quy Nhơn và cảng Cái Mép – Thị Vải. Sau 5 năm kể từ ngày có hiệu lực của Hiệp định này, Việt Nam sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Liên minh Châu Âu hoặc quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu tái phân phối công-te-nơ rỗng do hãng tàu đó sở hữu hoặc đi thuê giữa các cảng biển của Việt Nam với điều kiện những công-te-nơ đó không được vận chuyển có tính phí dưới dạng hàng hóa và sẽ được sử dụng để xử lý hàng hóa của hãng tàu đó giữa các cảng trong nước với điều kiện là các tàu gom hàng (gọi là các tàu mẹ) ghé cảng biển Việt Nam;
- Liên minh Châu Âu, tùy thuộc vào sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của mình, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Việt Nam cung cấp dịch vụ gom hàng bằng tàu giữa các cảng quốc gia của Liên minh Châu Âu;
- Việt Nam, tùy thuộc vào sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của mình38c, phải cho phép các nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế của Liên minh Châu Âu hoặc các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu cung cấp dịch vụ gom hàng bằng tàu cho tàu mẹ giữa cảng Quy Nhơn và cảng Cái Mép – Thị Vải với điều kiện các tàu gom hàng (gọi là các tàu mẹ) ghé vào cảng biển khu vực Cái Mép – Thị Vải
Hải quan và thuận lợi hóa thương mại
EVFTA áp dụng cách tiếp cận về thủ tục hải quan và kiểm soát biên giới theo hướng hiện đại và thân thiện với hoạt động thương mại qua biên giới, hướng tới sự minh bạch và ổn định pháp lý cho doanh nghiệp. Hiệp định quy định:Phải đăng tải công khai luật, quy định, các thủ tục hành chính và mức phí áp dụng liên quan tới hải quan và hoạt động xuất nhập khẩu;Có các đầu mối liên hệ cung cấp thông tin và trả lời thắc mắc của doanh nghiệp; Các khoản phí và lệ phí chỉ thu ở mức tương ứng với các dịch vụ cung cấp, không vượt quá chi phí cung cấp dịch vụ, không tính theo giá trị hàng hóa; không được yêu cầu xác nhận lãnh sự các tài liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và không thu phí lãnh sự;Sau 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, không yêu cầu xác nhận lãnh sự để nhập khẩu hàng hóa.
Ngày 5/82020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chương trình hành động của Chính phủ thực thi EVFTA với 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu. Các doanh nghiệp DV logistics Việt Nam vừa coi EVFTA là cơ hội lớn để thúc đẩy hợp tác kinh doanh với các đối tác EU nhưng đồng thời buộc phải đổi mới, thúc đẩy cải cách nâng cao năng lực cạnh tranh (có kế hoạch cụ thể, dài hạn từ định hướng kinh doanh, cải thiện quy mô vốn, năng lực quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin…).
Nguồn: VLA.